Ngày 25/5, bộ Y tế thông báo tại việt nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Hiện Việt Nam đang có dịch sốt xất huyết với số người mắc tới vài chục người. Tại Quảng Bình đã có hơn 1000 người mắc sốt xất huyết. Trước tình hình đó việc phòng chống dịch bệnh do virus zika, sốt xuất huyêt gây ra là vấn đề cấp thiết. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dịch bệnh do virus zika, sốt xuất huyêt và cách phòng tránh dịch bệnh
Điều đáng lo ngại là hiện bệnh do virus ZIKA,
bệnh sốt xất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà cũng như chưa có vaccine
phòng bệnh. Chính vì vậy chúng ta phải hiểu rõ về bênh để từ đó chủ động phòng
tránh dịch bệnh do vius Zika gây teo não, bệnh sốt xất huyêt. Vậy dấu hiệu của
bệnh như thế nào và cách phòng chống ra sao?

1.
Triệu chứng bệnh do virus ZIKA
Bệnh do virus ZIKA là một loại virus được ghi
nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda gây nên, sau
đó tiếp tục ghi nhận ở Nigeria vào năm 1954 và trở thành chủng virus
lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang mắc virus Zika
Trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với vùng dịch,
người nhiễm virus có những dấu hiệu như sốt, mắt đỏ, phát ban hoặc đau nhức cơ.
Hầu hết mọi người không biết mình đang nhiễm bệnh, do virus Zika rất khó để
nhận biết. 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh không biết mình đang nhiễm virus, theo
ông David Colombo, Giám đốc bộ phận y học bào thai thuộc Nhóm y tế Sức khỏe
Spectrum (Mỹ). Các triệu chứng khi mắc bệnh gồm sốt, phát ban, viêm kết mạc
(mắt đỏ) hoặc hiện tượng nhức đầu, đau cơ. Các triệu chứng này kéo dài trong
một tuần. Nếu bạn có những biểu hiện bệnh này sau khi tiếp xúc với khu vực bùng
phát virus thì nên đến gặp bác sĩ và thực hiện xét nghiệm.
Khi bị nhiễm virus Zika, chỉ khoảng 20% bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tương
tự như các triệu chứng thường gặp của sốt siêu vi, sốt xuất huyết bao gồm sốt,
mệt mỏi, đau khớp, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng
thường nhẹ, kéo dài trong khoảng 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh hiện chưa xác
định rõ, có thể trong vòng vài ngày đến một tuần.
Biểu hiện nặng của virus Zika bao gồm viêm não, hội chứng Guillain-Barré (viêm
đa rễ thần kinh) gây ra những rối loạn về thần kinh, miễn dịch, nhưng rất ít.
Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do virus Zika. Ảnh hưởng của virus chủ yếu
được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai khi nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng tới đứa con
trong bụng, gây hội chứng teo đầu ở trẻ sơ sinh.
Bệnh đầu nhỏ đặc trưng bởi phần đầu nhỏ bất thường do não phát triển lệch lạc
hoặc ngừng phát triển. Dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện khi thai nhi vẫn còn
trong bụng mẹ hoặc sau khi trẻ ra đời được vài năm.
Hiện Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới để theo dõi sát
diễn biến và các nguy cơ của bệnh cũng như tăng cường các biện pháp giám sát,
phòng chống dịch bệnh ở nước ta.
Bệnh do virus ZIKA hiện chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, việc triển khai các biện
pháp nhằm hạn chế sự lây truyền của bệnh bằng cách diệt muỗi truyền bệnh và các
ổ chứa của muỗi, bọ gậy là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh.
Biểu
hiện bệnh sốt xuất huyết
Khi thấy dấu hiệu:
Thể nhẹ: Sốt cao đột ngột
39 -40 oC, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu, có thể có đấu hiệu
phát ban.
Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo: Đau đầu
dữ dội ở vùng trán.
- Đau hốc mắt, đau người, các khớp
- Phát ban
-
Xuất huyết: dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ
tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, Đau bụng, buồn nôn, chân
tay lạnh, vật vã, hốt hoảng
- Nguy
cơ tử vong do: Shock do thoát dịch ra khỏi lòng mạch máu, xuất huyết nội tạng:
tim, não, thận, xuất huyết tiêu hóa…

2.
Phương thức lây truyền
- Cả hai dịch bệnh đều do Muỗi Aedes (muỗi vằn) lây
truyền. Tryền từ người này qua người khác qua vết muỗi đốt. Lây truyền qua đường tình dục, lây truyền virus
Zika từ mẹ sang con khi sinh. Dù vậy cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy
lây qua sữa mẹ. Các bà mẹ trong vùng lưu hành virus này được khuyên nên duy trì
cho con bú sữa mẹ bình thường.
Bệnh do virus Zika, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắcxin phòng ngừa và thuốc điều
trị đặc hiệu. Chỉ có thể điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau… Người
nhiễm virus này được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước đầy đủ, nếu nặng
hơn nên đến gặp bác sĩ. Điều quan trọng là không để bị muỗi đốt nhằm tránh lây
lan cho cộng đồng bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài che phủ cả
chân tay.
3. Phòng bệnh

Để chủ động phòng chống bệnh do virus ZIKA, bệnh sốt xuất
huyết lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ ng ười dân thực hiện các
biện pháp phòng bệnh sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng
trước khi sinh ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh lớp, phong quang trường học sạch sẽ, đổ
nước thừa thau nước rửa tay, khay đựng ly vào cuối buổi, thường xuyên thay nước
thau rửa tay.
- Khơi thông vệ sinh các đường rãnh nước,
phát quang bụi rậm.
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi
không vào đẻ trứng, vệ sinh bể chứa nước thường xuyên
- Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy
bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và
nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối
hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự
nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ,
lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả
ban ngày.
- Chế độ ăn bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, rèn
luyện thể lực tăng cường sức đề kháng.
- Người dân cần tích cực phối hợp với ngành
y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và
tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Bài tuyên truyền đến đây là kết thúc. Xin kính chúc tất cả thầy cô giáo cùng
toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc!