THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 38
Số lượt truy cập: 13258982
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH MÙA ĐÔNG 11/29/2024 10:08:23 AM
Mùa đông đang đến gần với chúng ta. Hiện tượng học sinh bị sốt, cảm cúm, viêm họng và một số bệnh viêm đường hô hấp khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhiều em phải nghỉ học ít nhất vài ngày, có trường hợp kéo dài hàng tuần. Nhân viên Y tế trường THCS Dương Thủy xin gửi tới các em học sinh một số thông tin về cách phòng tránh các bệnh trên.

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

 Sốt biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm..vvv là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết, nên bề mặt niêm mạc yếu, dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là người già và trẻ em, nhưng đối với học sinh THCS cùng rất dễ bị nhiễm do sức đề kháng yếu.

          Sốt là một trong những biểu hiện phổ biến khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để chống lại các tác nhân bất lợi ngoài môi trường.

          Các triệu chứng khi mắc sốt do virus:

 Những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu...vvv . Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó bệnh tự khỏi. Hiện nay tuy bệnh sốt vi rút chưa ở diện rộng, nhưng do dễ lây nhiễm, nên cần chú trọng đến việc phòng chống bệnh.

            Sốt vi rút là bệnh lây truyền mạnh qua đường hô hấp (như ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể: trường học, công sở, nơi công cộng. Bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến viêm long đường hô hấp cấp trên...

          * Viêm họng gồm thể cấp tính và mạn tính:

          - Viêm họng cấp tính.

+ Sốt cao (38-39 độ c), kèm theo đau đàu, người mệt mỏi.

+Đau họng nhất là khi nuốt nước bọt.

+ Hạch góc hàm sưng đau.

+ Ho hung hắng từng đợt, khạc có đờm nhầy hoặc đờm có mũ.

+ Amidal đau, sưng và tấy đỏ.

+ Dấu hiệu nhiểm khuẩn rõ rệt: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ.

+ Trường hợp viêm họng cấp do bạch hầu thì nổi bật là triệu chứng nhiễm độc toàn thân, sốt không cao nhưng mặt xanh tái, mệt mỏi, nước tiểu ít.

          - Viêm họng mạn tính.

+ Sốt nhẹ hoặc không sốt, họng ngứa rát, cảm giác hơi đau và có dịch nhầy chảy xuống họng.

+ Ho từng cơn, ho khan hoạc có ít đờm.

+ Niêm mạc xung huyết, xuất tiết nhẹ.

             Biến chứng.

- Áp xe, viêm tấy quanh họng, quanh amiđal.

- Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi.

- Viêm khớp, viêm cầu thận.

Trong khi đó đây cũng là thời cơ để cảm lạnh và cúm song hành vào mùa. Nhưng các triệu chứng của cảm cúm thông thường và cảm lạnh hay khiến chúng ta bị nhẫm lẫn, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn.

Vậy làm thế nào để biết bạn đang mắc bệnh cảm cúm hay cảm lạnh, bởi có nhiều bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện triệu chứng giống cúm, cần phải loại trừ căn nguyên gây bệnh để chẩn đoán và điều trị đúng mới hiệu quả.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

* Cúm bao giờ cũng có sốt:

Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt. Với bệnh cúm, sốt sẽ rất cao, tuy nhiên nếu chỉ bị cảm lạnh, những dấu hiệu ban đầu sẽ không sốt.

Nhưng sốt còn là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác như viêm đường hô hấp (họng, amidan, viêm tai giữa, phế quản phổi..., nhiễm khuẩn đường tiết niệu... Nếu chỉ phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thì sốt thường xuất hiện ở bệnh cúm nhiều hơn.

* Cúm thường làm cho cơ thể đau nhức:

Nhức mỏi là dấu hiệu khác liên quan đến cúm, nếu xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, hãy lập tức nghĩ ngay đến bệnh cúm.

Người bệnh cần đề phòng lây lan cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây do tiếp xúc thông thường. Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.

*Cảm giác ớn lạnh báo hiệu bệnh cúm:

Đây là điểm đặc trưng để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh. Nếu thấy ớn lạnh thì đó là triệu chứng của cúm bởi ớn lạnh là kết quả của một cơn sốt cao.

Mà sốt lại không liên quan đến cảm lạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu thấy ớn lạnh, kèm theo sốt cao cần đến ngay cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Mệt mỏi là do cúm

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để biết được mình đang mắc căn bệnh gì, nếu đột nhiên bạn cảm thấy đau nhức mình mẩy, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi hãy nghĩ đến bệnh cúm nhiều hơn.

Các triệu chứng dồn dập, đột ngột hãy ưu tiên cúm

Nếu các triệu chứng vừa nói ở trên như lạnh, ho, sốt tấn công cơ thể đột ngột và dồn dập với mức độ nặng tăng nhanh, đó là bệnh cúm. Thậm chí có thể đây là loại cúm gây tử vong cao như các chủng H1.

Các triệu chứng  của cảm lạnh.

Cảm lạnh sẽ bị hắt hơi

Các triệu chứng như hắt hơi, nói bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã mắc cảm lạnh sâu.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh.

Có cảm giác khó chịu, bứt rứt - chỉ là cảm lạnh

Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, nặng có thể đau họng - đó chỉ là cảm lạnh, khi đó bạn vẫn có thể làm các công việc ưa thích bình thường. Nhưng nếu bị cúm, người bệnh sẽ kèm theo mệt mỏi, sốt và không muốn làm bất cứ việc gì.

          Điều trị khác nhau     

Đối với bệnh cúm, không có thuốc đặc trị bệnh bởi cúm là do virut gây ra, nó sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày với các loại cúm thường. Hiện nay việc điều trị thuốc cho người bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung chất đạm và vitamin C bằng các loại trái cây. và nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh.

Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virut H1N1, H5N1 hiện nay. Hãy đến cơ sở y tế để được điều trị.

 Còn ở người cảm lạnh, ban đầu có thể điều trị bằng những thuốc thông mũi, viêm họng.

Cách trị cảm lạnh

Nồi nước xông giải cảm (xông hơi): lá xông gồm lá sả, lá bưởi, lá hương nhu, kinh giới, ngải cứu... Ða số những loại lá này đều có chứa các tinh dầu cay, nóng.

          Cách làm: Rửa sạch các loại lá, bỏ vào nồi đậy kín, đun cho nước sôi khoảng 5-10 phút, không nên để sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu (thành phần tác dụng chính trong một nồi xông) bay hơi hết.

Nhấc xuống để trước mặt người bệnh đang ngồi, trên có trùm một cái mền để giữ hơi. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là tác dụng qua đường hô hấp... Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực, bụng. Nên ngừng xông khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Lưu ý khi xông: Chỉ nên cho mồ hôi ra từ từ, rươm rướm trên da. Không nên xông nhiều lần vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

          Trường hợp nào không nên xông? Khi bị cảm sốt và ra mồ hôi nhiều, khi cơ thể quá yếu: Theo YHCT, khi cơ thể quá suy nhược là tình trạng dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Cháo giải cảm

Sau khi xông nên ăn cháo nóng. Đơn giản nhất là một tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu.Ăn khi cháo còn nóng và trong lúc ăn nên “tranh thủ” hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ. Thường cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.

Phòng bệnh là ưu tiên số 1

Khi nói đến cảm lạnh, cảm cúm, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Và một trong những phương cách rẻ nhất và hiệu quả nhất là rửa tay bằng xà phòng.

Mặc đủ ấm, nhất là với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị viêm phổi hay viêm phế quản không khí lạnh sẽ kích thích cơn ho.

Khi đã bị cảm lạnh, tùy sức khỏe mỗi người mà cân nhắc tập thể dục. Nói chung, nếu các triệu chứng từ cổ lên và không quá nghiêm trọng, ví dụ đau họng, chảy nước mũi hoặc đau đầu nhẹ, tập thể dục vừa phải sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch.

Ngược lại, nếu toàn thân cảm thấy không khỏe, đặc biệt là dưới vùng cổ như tắc nghẽn ngực, nhức mỏi cơ bắp, sốt..., lời khuyên là nên nghỉ ngơi, tránh tập thể dục vì tập luyện cường độ mạnh lúc này, bệnh có thể kéo dài và gây nguy hiểm.

Trường hợp này chính là lúc chúng ta cần “lắng nghe cơ thể mình”.

          * Phòng bệnh

Để phòng tránh các bệnh sốt và nhiễm trùng đương hô hấp thường gặp vào mùa đông chúng ta cần phải thự hiện các biện pháp sau:

- Các em cần thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt. Tắm thay áo quần thường xuyên (tắm bằng nước gừng có thể đề phòng cảm lạnh). Vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng fluor. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

          - Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực; đeo khẩu trang, mang tất tay chân khi đi học, đi ra ngoài trời.  Chuẩn bị áo mưa, dù bên người khi đi học trường hợp gặp trời mưa để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.

          - Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khi còn nóng,  Uống nước ấm, không uống nước đá, ăn đồ đông lạnh như (kem, rau câu, thạch dừa), cung cấp cho cơ thể đủ lượng ca-lo cần thiết để tăng sức đề kháng. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây  vitamin C thững thực phẩm giàu vitamin C như (cam, chanh, quýt) tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Buổi sáng khi ngủ dậy cần mặc áo ấm và ăn sáng đầy đủ trước khi đến trường.  Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở và môi trường chung quanh, như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh...

- Nếu trường hợp các bạn bị sốt vi rút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, các bạn không nên  đến trường, cần nghỉ học, tránh lây nhiễm cho các bạn khác, mặt khác, cần bảo bố mẹ đưa đến cơ sở y tế để các thầy thuốc chẩn đoán, tư vấn chăm sóc và chỉ định điều trị. Nếu có việc phải đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang.

Trường hợp bệnh nhẹ, các bạn  có thể tự chăm sóc tại nhà bằng thuốc hạ sốt, giảm đau. Khi các bạn  sốt, dễ mất nước, vì vậy các bạn nên uống đủ nước (nước đun sôi để ấm), nhất là nước hoa quả, dùng khăn ấm chườm mát hạ sốt. Các bạn không nên  mặc quá nhiều quần áo khi bị sốt, tránh tình trạng làm sốt cao hơn, ra mồ hôi khiến bị cảm lạnh. Chúng ta ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn loãng, dễ tiêu. Nếu các bạn  thấy mình sốt cao, kéo dài cần bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

          Trên đây là một thông tin về phòng chống các bệnh thường gặp trong thời tiết giao mùa. Hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm bắt và thực hiện. Các em sẽ có những kiến thức để phòng chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em luôn mạnh khỏe và có và đạt kết quả cao trong dạy và học.

Trân trọng cảm ơn đã chú ý lắng nghe!

000a1.jpg

NVYT: Nguyễn Thị Nhung
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Đức Hiệp admin
Lê Đức Hiệp admin
Nguyễn Thị Nhung - QTM
Nguyễn Thị Nhung - QTM
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DƯƠNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882783 - Email: thcsduongthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com